.
Một góc Thị xã Tân Uyên.

Theo đó, thành phố Tân Uyên được thành lập trên cơ sở toàn bộ 191,76 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 466.053 người của thị xã Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.

Tân Uyên giáp các thành phố Dĩ An, Thủ Dầu Một, Thuận An, thị xã Bến Cát, huyện Bắc Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.

Sau khi thành lập, thành phố Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường: Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân và 02 xã: Bạch Đằng, Thạnh Hội.

Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 4 thành phố; 91 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 41 xã, 45 phường và 5 thị trấn.

Nghị quyết cũng nêu rõ: thành lập Tòa án nhân dân thành phố Tân Uyên, trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân thị xã Tân Uyên, thành lập Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tân Uyên, trên cơ sở kế thừa Viện kiểm sát nhân dân thị xã Tân Uyên.

Nghị quyết yêu cầu, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sắp xếp tổ chức bộ máy, quyết định biên chế, số lượng Thẩm phán, Kiểm sát viên, công chức khác và người lao động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh đơn vị hành chính được thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.