Tuy nhiên, việc truy cập dữ liệu từ các ứng dụng và mạng xã hội cho các mục đích xấu vẫn luôn là tâm điểm của tin tặc. Điển hình là lừa đảo trực tuyến bằng chính những thông tin cá nhân mà người dùng vô tình để lộ ra khi tải các ứng dụng, chơi game online, tham gia giao dịch hay mua sắm trực tuyến.

Suy nghĩ về cách bảo vệ bản thân và những thông tin của mình là điều rất quan trọng. Cân nhắc kỹ trước khi chia sẻ, kiểm tra và xác minh tính chính xác của thông tin qua việc đánh giá nguồn của phương tiện truyền thông, nên xử lý thông tin bằng sự hoài nghi của một hoạt động tư duy phản biện có đạo đức của một công dân số chứ đừng đơn thuần là vấn đề công nghệ. Ở một góc độ bảo mật khác, nên cân nhắc khi cài đặt quyền riêng tư cho mình; cung cấp những bí danh để tránh bị đánh cắp thông tin; không sử dụng duy nhất một tài khoản email cho tất cả trang web hay ứng dụng; xem xét độ tin cậy của các phần mềm trước khi tải về…

Trong thế giới phẳng, con người cũng để lại những “dấu chân số” thông qua những hoạt động trong môi trường không gian mạng. Các vấn đề bảo mật không chỉ giới hạn ở giao diện người dùng mà còn bao gồm các mối đe dọa tiềm ẩn từ các máy chủ không được bảo vệ cẩn trọng, lỗi trong mã nguồn và mã hóa không an toàn. Vì thế xem xét cách dữ liệu được xử lý, lưu trữ và sử dụng là những cách đơn giản để tránh những mối nguy hiểm tiềm tàng từ những “dấu chân số” của chính mình.